Sidebar

Magazine menu

30
Mon, Dec

Thông báo về hướng dẫn nhập học chính thức đối với thí sinh trúng tuyển đại học hệ chính quy năm 2020 theo Phương thức xét tuyển 3 và 5

Thông tin tuyển sinh chung năm 2020

Về hướng dẫn nhập học chính thức đối với thí sinh trúng tuyển đại học hệ chính quy năm 2020 theo Phương thức xét tuyển 3 và 5

  1. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NHẬP HỌC VÀ THÔNG TIN LIÊN HỆ:
  2. Đối với thí sinh nhập học phương thức 3 và 5 vào các chương trình giảng dạy tại Trụ sở chính Hà Nội

- Thời gian: Từ 8h30 ngày 09/09/2020 đến trước 16h00 ngày 09/09/2020, cụ thể:

+ Ca 1 (8h30 – 11h00 ngày 09/09/2020);

+ Ca 2 (14h00 – 16h00 ngày 09/09/2020);

Thời gian nhập học cụ thể của từng thí sinh, Nhà trường sẽ gửi email đến các thí sinh trúng tuyển trên hệ thống xét tuyển trực tuyến của trường.

- Địa điểm nhập học: Hội trường Nhà D201 – Trường Đại học Ngoại thương, số 91, Phố Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội

- Đầu mối liên hệ: Phòng Quản lý đào tạo, Trường Đại học Ngoại thương, địa chỉ: Số 91, Phố Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội (Hotline: 0352530798).

  1. Đối với các thí sinh nhập học phương thức 3 và 5 vào các chương trình giảng dạy tại Cơ sở II-TP. Hồ Chí Minh:

- Thời gian: Từ 8h30 ngày 09/09/2020 đến trước 16h00 ngày 09/09/2020, cụ thể:

+ Ca 1 (8h30 – 11h00 ngày 09/09/2020);

+ Ca 2 (14h00 – 16h00 ngày 09/09/2020);

- Địa điểm nhập học: Phòng B001, Trường Đại học Ngoại thương – Cơ sở II tại TP Hồ Chí Minh, Số 15 đường D5, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

- Đầu mối liên hệ: Ban Quản lý đào tạo, Trường Đại học Ngoại thương – Cơ sở II tại TP Hồ Chí Minh. Địa chỉ: Số 15 đường D5, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh (Hotline: 02835127257).

  1. HỒ SƠ NHẬP HỌC:

Các thí sinh trong danh sách trúng tuyển cần nộp các giấy tờ liên quan bao gồm:

  1. Giấy chứng nhận kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 (Bản gốc);
  2. Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời năm 2020 hoặc bằng tốt nghiệp THPT đối với các thí sinh tốt nghiệp trước năm 2020 (bản photo công chứng)
  • Học bạ THPT (bản photo công chứng);
  1. Giấy khai sinh (bản photo công chứng);
  2. Biên lai/minh chứng chuyển khoản các khoản tạm thu học phí và bảo hiểm y tế bắt buộc (hướng dẫn tại mục III, các khoản thu khác nộp trực tiếp khi nhập học);
  3. Các loại giấy tờ để được hưởng chế độ ưu tiên về đối tượng, khu vực theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT (bản photo công chứng);
  • Chứng minh thư nhân dân (05 bản photo); Ảnh cỡ 3x4 (08 ảnh, ghi rõ họ tên, ngày sinh, số giấy báo trúng tuyển sau ảnh, nộp khi có thông báo);
  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu (theo mẫu) do Công an Phường/Xã cấp (đối với các trường hợp thay đổi chỗ ở và nộp cho nơi đến tạm trú theo yêu cầu của nơi đến, nộp khi có thông báo);
  1. Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự do Ban chỉ huy quân sự cấp huyện cấp; Giấy xác nhận đăng ký vắng mặt do Ban chỉ huy quân sự cấp xã nơi cư trú cấp (đối với nam, nộp khi có thông báo);
  2. Giấy chuyển sinh hoạt Đảng (nếu có, nộp về Ban tổ chức Đảng ủy khối các trường đại học, cao đẳng Hà Nội, số 219, phố Trần Phú, quận Hà Đông, TP. Hà Nội);
  3. Giấy chuyển sinh hoạt Đoàn, Sổ đoàn viên (nộp khi có thông báo);

Lưu ý: Các loại giấy tờ (từ mục (i) đến mục (vi)) thí sinh sắp xếp theo đúng thứ tự bỏ vào trong túi HỒ SƠ SINH VIÊN (được phát tại trường Đại học Ngoại thương).

III. QUY TRÌNH NHẬP HỌC:

  1. Đối với thí sinh nhập học tại Trụ sở chính Hà Nội:
    • Thí sinh nhận thông báo trúng tuyển, thông tin phân ca nhập học, hướng dẫn về khám sức khỏe và các thủ tục khác qua email trước 17h00 ngày 07/09/2020.

1.2. Các khoản tiền phải nộp:

1.2.1. Học phí tạm thu:

            Trước khi đến nhập học, các thí sinh trong danh sách trúng tuyển cần hoàn thành nghĩa vụ tạm nộp học phí Học kỳ I – năm học 2020 – 2021 qua hình thức chuyển khoản về tài khoản nhà trường.

            Khoản học phí tạm thu đối với từng chương trình đào tạo như sau:

+ Tạm thu 9.000.000 đồng/sinh viên/học kỳ - đối với thí sinh trúng tuyển các chương trình đào tạo tiêu chuẩn.

+ Tạm thu 20.000.000 đồng/sinh viên/học kỳ - đối với thí sinh trúng tuyển các chương trình đào tạo chất lượng cao và định hướng nghề nghiệp.

+ Tạm thu 30.000.000 đồng/sinh viên/học kỳ - đối với thí sinh trúng tuyển các chương trình tiên tiến.

1.2.2. Các loại bảo hiểm:

- Bảo hiểm y tế (bắt buộc): cho 14 tháng đầu tiên từ tháng 01/11/2020 đến tháng 31/12/2021 là 657.090 đồng/sinh viên/14 tháng. Sinh viên đóng 650.000đ/SV/14 tháng (nhà trường hỗ trợ số tiền còn lại)

Lưu ý: Bảo hiểm y tế HSSV là bắt buộc đối với toàn bộ sinh viên, trường hợp đặc biệt là con của cán bộ công an/bộ đội hoặc các trường hợp khác phải báo cáo và nộp 01 bản photocopy thẻ bảo hiểm cho Phòng Y tế của trường.

- Bảo hiểm thân thể (tự nguyện): 300.000 đồng/sinh viên/4 năm.

1.2.3. Chi phí khám sức khỏe:

Khám sức khỏe theo Thông tư 14/2013/TT-BYT ngày 06/5/2013 của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn khám sức khỏe (Lưu ý: trong thời gian nhập học nhà trường bố trí khám sức khỏe tập trung tại trường. Sinh viên có nguyện vọng khám sức khoẻ tại trường có thể đăng ký và đóng phí trực tiếp cho đơn vị tổ chức khám sức khỏe. Mức phí khám sức khỏe tự nguyện dự kiến là 250.000 đồng/sinh viên).

Lưu ý: Đối với khoản học phí tạm thu và phí bảo hiểm y tế bắt buộc, thí sinh chuyển khoản theo Hướng dẫn nộp học phí và phí bảo hiểm y tế đính kèm thông báo này. Các khoản phí khác thí sinh nộp trực tiếp khi nhập học.

  1. Đối với thí sinh nhập học tại Cơ sở II – Thành phố Hồ Chí Minh: Thực hiện theo hướng dẫn chi tiết của Cơ sở II.

III. MỘT SỐ LƯU Ý:

  1. Thí sinh không thực hiện nhập học theo trình tự các bước của quy định trên coi như không có nguyện vọng học và bị hủy kết quả xét tuyển theo Phương thức 3 và 5 của Nhà trường.

Nếu vì điều kiện khách quan thí sinh không thể thực hiện thủ tục nhập học vào thời gian trên đây, thí sinh phải thông báo cho nhà trường theo đầu mối liên hệ ở trên. Trong trường hợp thí sinh không có lý do phù hợp và/hoặc không có minh chứng phù hợp, nhà trường sẽ đưa thí sinh ra khỏi danh sách trúng tuyển. Trong trường hợp có lý do phù hợp, thí sinh phải nộp giấy chứng nhận kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 chậm nhất vào ngày 11/09/2020 để xác nhận nhập học và trong vòng 15 ngày kể từ ngày bắt đầu nhập học ở trên, nếu thí sinh không thông báo tới đầu mối liên hệ của Trường ở trên để nhập học, thí sinh cũng sẽ bị đưa ra khỏi danh sách trúng tuyển.

  1. Trong trường hợp thí sinh có khó khăn về tài chính, thí sinh có thể đăng ký nhận hỗ trợ từ Quỹ cho vay học bổng FTU-Mabuchi và các chương trình hỗ trợ khác của nhà trường.
  2. Về việc xác thực chứng chỉ quốc tế:

Nhà trường yêu cầu thí sinh trúng tuyển theo Phương thức xét tuyển 3 xác thực các chứng chỉ quốc tế sử dụng trong xét tuyển, cụ thể:

  1. Thí sinh đăng ký xác thực chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế bản gốc theo hướng dẫn của đơn vị tổ chức thi chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế. Trong đó, thí sinh yêu cầu đơn vị tổ chức thi chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế gửi văn bản xác thực chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế trong phong bì dán kín có niêm phong của đơn vị tổ chức thi về Trường Đại học Ngoại thương theo địa chỉ:

+ Thí sinh xác nhận nhập học tại trụ sở chính Hà Nội đề nghị gửi về Phòng Quản lý đào tạo, Trường Đại học Ngoại thương. Địa chỉ: Số 91 Phố Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội.

+ Thí sinh xác nhận nhập học tại Cơ sở II-TP. Hồ Chí Minh đề nghị gửi về Ban Quản lý đào tạo, Trường Đại học Ngoại thương – Cơ sở II tại TP Hồ Chí Minh. Địa chỉ: Phòng 106, dãy nhà A, số 15 đường D5, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM.

  1. Thí sinh đăng ký xác thực kết quả bài thi SAT/ACT: Thí sinh đăng ký trên hệ thống của đơn vị tổ chức bài thi SAT/ACT yêu cầu gửi xác thực kết quả bài thi SAT hoặc ACT gửi về trường Đại học Ngoại thương theo các số code: 9055 Foreign Trade University (đối với bài thi SAT), 1779 Foreign Trade University (đối với bài thi ACT).
  2. Thời gian gửi xác nhận chậm nhất vào 17h00 ngày 30 tháng 09 năm 2020.

Quá thời gian trên, nếu thí sinh không xác thực được chứng chỉ, Nhà trường sẽ hủy kết quả xét tuyển theo phương thức 3&5 của thí sinh.

 

Nơi nhận:

- Các thành viên HĐTS;

- BGH (để phối hợp thực hiện);

- CS2-TP. HCM, CSQN, các đơn vị có liên quan

trong trường (để phối hợp thực hiện);

- Trang Web của trường;

- Lưu VT, QLĐT.

KT. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH

PHÓ CHỦ TỊCH

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

 

(đã ký)

 

PGS, TS Phạm Thu Hương


PHỤ LỤC 1: HƯỚNG DẪN NỘP TIỀN HỌC PHÍ VÀ PHÍ BẢO HIỂM Y TẾ

(Kèm theo Thông báo số:  617   /TB-ĐHNT ngày /09/2020 hướng dẫn nhập học chính thức đối với thí sinh trúng tuyển đại học hệ chính quy năm 2020 theo Phương thức xét tuyển 3 và 5 )

  1. Mức học phí (tạm thu) đối với từng chương trình đào tạo:

Mức học phí (tạm thu) đối với sinh viên Khóa 59, trúng tuyển các đợt xét tuyển theo các phương thức như sau:

  1. Chương trình tiêu chuẩn:

- Tạm thu 9.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Chín triệu đồng chẵn).

- Chương trình đào tạo áp dụng: Các chuyên ngành thuộc ngành Kinh tế, Kinh tế quốc tế, Kinh doanh quốc tế, Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng, Kế toán, Luật, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Pháp, Ngôn ngữ Trung, Ngôn ngữ Nhật.

  1. Chương trình Chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh và các Chương trình định hướng nghề nghiệp quốc tế:

 - Tạm thu: 20.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Hai mươi triệu đồng chẵn).

 - Chương trình đào tạo áp dụng: Chương trình Chất lượng cao ngành Kinh tế (CLC1, CLC8), Kinh tế quốc tế (CLC2), Quản trị kinh doanh (CLC5, CLC10), Quản trị khách sạn (CLC13), Tài chính ngân hàng (CLC6, CLC11), Chương trình Kế toán – Kiểm toán định hướng nghề nghiệp ACCA (CLC7), các chương trình Chất lượng cao, định hướng nghề nghiệp - ngành Kinh doanh quốc tế (CLC3, CLC4, CLC9, CLC12), Các chương trình Chất lượng cao ngành Ngôn ngữ (NN1, NN2, NN3).

  1. Chương trình tiên tiến:

- Tạm thu 30.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Ba mươi triệu đồng chẵn)

- Chương trình đào tạo áp dụng: Các chương trình tiên tiến gồm chương trình ngành Kinh tế (TT1), Quản trị kinh doanh (TT2), Tài chính ngân hàng (TT3).

  1. Phí bảo hiểm y tế sinh viên: (Bắt buộc đối với tất cả các đối tượng sinh viên theo Luật BHYT sửa đổi bổi sung năm 2015; Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính Phủ, quy định chi tiết và Hướng dẫn thi hành một số điều luật BHYT bắt buộc)

- Số tiền phí bảo hiểm y tế bắt buộc: 650.000 đồng/sinh viên.

(Bằng chữ: Sáu trăm năm mươi ngàn đồng chẵn).

  1. Hình thức thu học phí và phí bảo hiểm y tế bắt buộc đối với sinh viên:

3.1. Hướng dẫn chuyển khoản:

Sinh viên khóa 59 nhập học chuyển khoản tiền học phí tạm thu học kỳ 1 năm 2020-2021 và bảo hiểm y tế HSSV bắt buộc năm học 2020 – 2021 bằng hình thức chuyển khoản qua ngân hàng và phải ghi đầy đủ những nội dung theo cú pháp sau:

(A) – (B) – (C) – (D)

Trong đó:

- (A) là mã hồ sơ xác nhận nhập học (xem tại tài khoản đăng ký xét tuyển theo phương thức 3; mã sinh viên tạm thời trong giấy báo trúng tuyển của phương thức 5.

- (B) là họ và tên đầy đủ của thí sinh;

- (C) là ngày sinh;

- (D) là nội dung nộp, ghi rõ HP tam thu ky 1-2020-2021 va BHYT 2020-2021.

Ví dụ: “201115999, Nguyen Van A, SN 3/6/2001, HP tam thu ky 1-2020-2021 va BHYT 2020-2021”.

3.2. Hình thức chuyển khoản:

3.2.1. Nôp tiền trực tiếp tại Ngân hàng: Thông tin chuyển khoản:

Tên tài khoản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

Số tài khoản ghi có: 030.100.0068686

Ngân hàng: Vietcombank – chi nhánh Hoàn Kiếm

Số tiền: (theo từng chương trình đào tạo)

3.2.2. Chuyển tiền qua Internet Banking ( trên trang web của Vietcombank):

-  Điều kiện: Khách hàng đã đăng ký và kích hoạt thành công Internet Banking

-  Hướng dẫn chuyển tiền:

* Bước 1: Truy cập website www.vietcombank.com.vn . Đăng nhập Internet Banking 

* Bước 2: Chọn menu:

- Thanh toán

- Thanh toán hóa đơn

* Bước 3: Điền thông tin giao dịch:

              - Dịch vụ (chọn "Học phí");

              - Nhà cung cấp dịch vụ: (Chọn Trường Đại học Ngoại thương);

              - Loại giao dịch: Chọn thanh toán học phí;

              - Số tiền: gõ số tiền cần nộp;

              - Mã khách hàng: mã hồ sơ xác nhận nhập học;

              - Tên khách hàng: Họ tên sinh viên, ngày tháng năm sinh;

              - Nhấn “Xác nhận".

* Bước 4:

- Hình thức nhận mã giao dịch: “Qua SMS” hoặc "SmartOTP" (nếu đã đăng ký)

- Nhập mã kiểm tra hiển thị trên màn hình

- Nhấn “Chấp nhận”

* Bước 5: Nhập chính xác mã giao dịch được gửi vào tin nhắn điện thoại

* Bước 6: Nhận thông báo Giao dịch chuyển khoản thành công và hoàn tất giao dịch.

3.2.3. Chuyển tiền qua Mobile Banking (dùng trên điện thoại thông minh):

- Điều kiện: Khách hàng đã đăng ký và kích hoạt thành công dịch vụ Mobile Banking

- Hướng dẫn chuyển tiền:

*   Bước 1: Đăng nhập Mobile Banking trên điện thoại

*   Bước 2: Chọn “chuyển khoản”

*   Bước 3: Chọn “Tới tài khoản khác cùng Ngân hàng”

*   Bước 4: Điền thông tin:

- Tài khoản trích nợ: Chọn tài khoản của khách hàng có đủ tiền

- Tài khoản ghi có: 030.100.0068686

- Số tiền: (theo từng chương trình đào tạo)

-  Nội dung chuyển (gõ không dấu):HP tam thu ky 1-2020-2021 va BHYT 2020-2021.

Ví dụ: “201115999, Nguyen Van A, SN 3/6/2001, HP tam thu ky 1-2020-2021 va BHYT 2020-2021”.

*    Bước 5: Nhấn “tiếp tục” và gõ mã PIN xác thực hiển thị trên màn hình.

      Màn hình báo “Chuyển khoản thành công”.

3.2.4. Chuyển tiền qua Mobile Bankplus  (dành cho thuê bao của Viettel)

- Điều kiện: Khách hàng đã đăng ký và kích hoạt thành công dịch vụ Mobile Bankplus

- Hướng dẫn chuyển tiền:

1. Chuyển tiền trên WAP (khi điện thoại vào được Internet):

* Bước 1: Vào Wapsite http://bankplus.vn, chọn “Chuyển tiền”

* Bước 2: Chọn chuyển theo “Số tài khoản”

* Bước 3: Nhập thông tin chuyển tiền:

- Số tài khoản: 0301000068686

- Số tiền : (theo từng chương trình đào tạo)

- Nội dung: Số mã xác nhận nhập học, họ và tên, ngày sinh, HP tạm thu kỳ 1-2020-2021 và BHYT 2020-2021 (viết không dấu).

Ví dụ: “201115999, Nguyen Van A, SN 3/6/2001, HP tam thu ky 1-2020-2021 va BHYT 2020-2021”.

- Nhập mã PIN (mã số bí mật)

* Bước 4:   Chọn Thực hiện

* Bước 5: Màn hình hiện: “Xác nhận chuyển tiền”. Chọn Đồng ý.

   Màn hình báo giao dịch thành công.

2. Chuyển tiền khi điện thoại không vào được Internet:

* Bước 1: Bấm *123# và bấm phím gọi

* Bước 2: Chọn 1– Chuyển tiền và nhấn “Trả lời”

* Bước 3: Chọn hình thức số 1: Trong  Ngân hàng

* Bước 4: Chọn số 2 – Theo tài khoản

                 (hoặc bấm gọi *123*112#)

* Bước 5: Nhập thông tin

- Số tài khoản: 0301000068686

- Số tiền : (theo từng chương trình đào tạo)

- Nội dung: Số mã xác nhận nhập học, họ và tên, ngày sinh, HP tạm thu kỳ 1-2020-2021 và BHYT 2020-2021 (viết không dấu).

Ví dụ: “201115999, Nguyen Van A, SN 3/6/2001, HP tam thu ky 1-2020-2021 va BHYT 2020-2021”.

* Bước 6: Nhập PIN (mã số bí mật).

* Bước 7: Nhập mã xác thực.

 

Để biết thêm thông tin chi tiết, Sinh viên có thể liên hệ các điểm giao dịch của VCB trên toàn quốc hoặc Trung tâm Dịch vụ Khách hàng 24/7 theo số máy 1900545413.

Trong trường hợp cần thiết, thí sinh liên hệ Bộ phận thu học phí – Phòng Kế hoạch tài chính (Tầng 1 – Nhà A) hoặc Phòng Kế hoạch tài chính (Tầng 2 – Nhà A) để được hỗ trợ, hướng dẫn.