Sidebar

Magazine menu

30
Mon, Dec

Tọa đàm đối thoại chính sách “Phát triển kinh tế tuần hoàn Từ kinh nghiệm quốc tế đến chính sách của Việt Nam”

Hội thảo, Hội nghị, Tọa đàm

Ngày 2372024, trong khuôn khổ chuỗi tọa đàm đối thoại chính sách được tổ chức định kỳ, Trường ĐH Ngoại thương phối hợp với Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức Tọa đàm đối thoại chính sách “Phát triển kinh tế tuần hoàn Từ kinh nghiệm quốc tế đến chính sách của Việt Nam”.

 

Tham dự tọa đàm, về phía Trường ĐH Ngoại thương có PGS, TS Đào Ngọc Tiến – Phó Hiệu trưởng Nhà trường; PGS, TS Vũ Hoàng Nam – Trưởng Phòng Quản lý Khoa học; Trưởng Phó một số đơn vị trong trường cùng các giảng viên, sinh viên Nhà trường.

Về phía Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam có ông Phạm Đức Thái – Phó Tổng biên tập, cùng các nhà báo, phóng viên.

Các diễn giả trình bày tại tọa đàm có PGS, TS Lê Thị Thu Hà – Giám đốc Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo, trường ĐH Ngoại thương (FIIS); PGS, TS Bùi Quang Tuấn – Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam; TS Lại Văn Mạnh – Trưởng Ban Kinh tế tài nguyên và môi trường, Viện Chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường. Tọa đàm còn có sự hiện diện của hơn 70 đại biểu đến từ các cơ quan, ban, ngành, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, khí tượng thủy văn; các đại biểu đến từ các trường đại học, các viện nghiên cứu.

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, PGS TS Đào Ngọc Tiến đã nhấn mạnh, “Phát triển kinh tế tuần hòa có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam”. Kinh tế tuần hoàn (KTTH) đã được lồng ghép trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030. Đề án Phát triển KTTH đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 687QĐ-TTg ngày 07062022 khẳng định chủ động phát triển KTTH là tất yếu, phù hợp với xu hướng, yêu cầu tạo đột phá thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam. Trong thời gian qua, Trường ĐH Ngoại thương đã và đang triển khai nhiều hoạt động nghiên cứu, tư vấn chính sách, tư vấn quản trị cho các doanh nghiệp, các hoạt động đào tạo gắn với phát triển bền vững như kinh tế xanh, năng suất xanh, phát thải ròng bằng 0, phát triển thị trường carbon… trong đó KTTH là một nội dung được nhiều nhóm nghiên cứu triển khai. Với mong muốn có thể đóng góp ý kiến xây dựng chính sách phát triển KTTH ở Việt Nam, Trường ĐH Ngoại thương phối hợp cùng Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức tọa đàm đối thoại chính sách “Phát triển kinh tế tuần hoàn Từ kinh nghiệm quốc tế đến chính sách của Việt Nam” để trao đổi, thảo luận về thực trạng, những điểm nghẽn và đề xuất giải pháp phát triển KTTH ở Việt Nam trong bối cảnh mới.

Các diễn giả của tọa đàm đã cùng nhau thảo luận về những nội dung liên quan tới chính sách và hành động để phát triển KTTH ở Việt Nam.

PGS, TS Lê Thị Thu Hà – Giám đốc Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo, trường ĐH Ngoại thương (FIIS) đã trình bày kinh nghiệm xây dựng và triển khai các chính sách phát triển KTTH ở EU, Hoa Kỳ và một số quốc gia trong khu vực Châu Á từ đó đề xuất Việt Nam cần có cách tiếp cận hệ thống đối với KTTH nhưng cần bắt đầu với một số chính sách, hành động ưu tiên trong đó xây dựng hệ sinh thái KTTH với vai trò trung tâm là các doanh nghiệp. Kinh nghiệm thế giới cũng cho thấy việc nâng cao nhận thức của mọi thành phần xã hội tham gia phát triển KTTH có ý nghĩa quan trọng.

TS Lại Văn Mạnh – Trưởng Ban Kinh tế tài nguyên và môi trường, Viện Chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường đã trình bày thực tiễn những vấn đề đặt ra và những cơ hội, thách thức phát triển KTTH ở Việt Nam trong thời gian tới. Bài trình bày đã nhấn mạnh cách tiếp cận, 4 cấp độ, 3 nguyên tắc, các động lực và phương pháp thực hiện KTTH. Trên cơ sở đó, diễn giả đã trình bày các định hướng, lộ trình và các công cụ chính sách và cơ chế dựa vào thị trường để thực hiện KTTH. Diễn giả đã đề xuất các hành động và lĩnh vực ưu tiên để đạt được một nền KTTH bao trùm ở Việt Nam.

PGS, TS Bùi Quang Tuấn – Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam khẳng định phát triển KTTH trong bối cảnh Việt Nam thực hiện chuyển đổi kép bao gồm chuyển đổi số và xanh đòi hỏi phải có sự lồng ghép các chính sách phát triển KTTH với các chính sách chuyển đổi kép. Diễn giả khẳng định KTTH đã tiến hoá từ 3R thành 10R với nhiều hoạt động giúp phát triển các giải pháp toàn diện, tổng thể cho các vấn đề về KTTH, từ việc thiết kế sản phẩm cho đến các quy trình sản xuất và xử lý sản phẩm, tư duy của người tiêu dùng. Điều này đòi hỏi để phát triển KTTH cần phải đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số.

Các đại biểu tham dự tọa đàm đã thảo luận về nhiều vấn đề có liên quan tới chính sách và kế hoạch hành động để phát triển KTTH ở Việt Nam từ các khía cạnh khác nhau bao gồm phối hợp các địa phương, các doanh nghiệp, tổ chức để cùng thực hiện các hành động phát triển KTTH; huy động các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính để thực hiện các hành động phát triển KTTH; vai trò của việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo thực hiện các chính sách và hành động phát triển KTTH; phát triển KTTH tiếp cận từ phía cầu và người tiêu dùng...

PGS, TS Đinh Trọng Thịnh - Chuyên gia Hiệp hội Tư vấn tài chính Việt Nam cho rằng KTTH ở Việt Nam đang phát triển tự phát, chưa có mô hình chuẩn mực, thiếu quy hoạch cụ thể, khung chính sách chưa hoàn thiện nên việc triển khai còn manh mún, thiếu tính quy mô. Do đó, cùng với việc hỗ trợ bằng chính sách từ Nhà nước, cần tăng cường đào tạo nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển KTTH trong bối cảnh mới, phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng nhu cầu thực tiễn của Việt Nam...

PGS, TS Hồ Thúy Ngọc - Trưởng Khoa Đào tạo quốc tế, Trường ĐH Ngoại thương trao đổi về Áp lực từ sản phẩm do trí tuệ nhân tạo làm ra đối với chính sách thúc đẩy KTTH phát triển, nhấn mạnh nội dung áp lực chính sách về AI, trong đó có đề cập tới tính toàn vẹn của dữ liệu, sở hữu trí tuệ và bảo đảm an toàn của AI với tồn vong của các doanh nghiệp cũng như đền bù thiệt hại cho doanh nghiệp nếu dữ liệu thông tin do AI tổng hợp cung cấp gây ra, đặc biệt là các quy định pháp lý và chính sách đối với nhóm lao động dễ bị tổn thương do không sử dụng được công nghệ cao cùng các quy định về cạnh tranh không lành mạnh…

Đồng chủ trì Tọa đàm, nhà báo Phạm Đức Thái - Phó Tổng Biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đã chia sẻ góc nhìn từ báo chí, truyền thông đối với phát triển KTTH, trong đó có tuyên truyền, phổ biến chính sách, phản ánh kết quả thực thi chính sách và phản biện chính sách. Về nội dung này, TS Lại Văn Mạnh - Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường kiến nghị, các cơ quan báo chí cần quan tâm truyền tải các thông tin mang tính phát hiện về các mô hình, sáng kiến phát triển KTTH trong thực tế, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền việc phát triển KTTH ở những khu vực xa trung tâm, vùng xa xôi, khó khăn để người dân dễ dàng tiếp cận các thông tin liên quan đến KTTH.

Đồng quan điểm trên, TS Phạm Hương Giang - Giảng viên Khoa Kinh tế quốc tế (Trường Đại học Ngoại thương) cho rằng kế thừa kinh nghiệm quốc tế nhưng phải đặt trong bối cảnh gắn với doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước, vì thế, cần có lộ trình cụ thể để phát triển KTTH trong thực tế. Các cơ quan báo chí, truyền thông cần tăng cường thông tin về sự thiết yếu của mô hình KTTH cũng như hiệu quả mà mô hình KTTH mang lại cho xã hội và mỗi người dân, qua đó tạo sự lan tỏa, góp phần phát triển KTTH.

Với những khía cạnh khác nhau liên quan tới chính sách và hành động phát triển KTTH, tọa đàm đã đề xuất các giải pháp cụ thể để xây dựng các chính sách và kế hoạch hành động ưu tiên để phát triển KTTH của Việt Nam tới năm 2030.


-----------
Các báo và truyền hình đưa tin sự kiện
+ Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam httpsdangcongsan.vnkinh-tephat-trien-kinh-te-tuan-hoan-tu-kinh-nghiem-quoc-te-den-chinh-sach-cua-viet-nam-673188.html
+ Truyền hình Nhân dân httpsnhandantv.vnkinh-te-tuan-hoan-huong-toi-phat-trien-ben-vung-o-viet-nam-d254942.htm